LIÊN KẾT WEBSITE
 
 

Hoạt động tại các kỳ họp
Tăng năng suất lao động là cách giúp đạt được thịnh vượng trước khi dân số già đi
Cập nhật: 28/10/2022 05:04:40 PM
Chiều 28.10, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước.
 

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương phát biểu thảo luận cho hay, trong 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu ước thực hiện năm 2022, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội ước không đạt chỉ tiêu, thậm chí thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm 2021 (năm 2021 đạt 4,71% trong khi GDP tăng chỉ có 2,8%). Và con số chênh giữa mục tiêu đề ra và ước thực hiện là khá lớn, khi mục tiêu đề ra là 5,5% nhưng ước thực hiện chỉ ở mức từ 3,8 – 4,3%.

Theo đại biểu, với kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2022, chúng ta cần căn cứ vào những chỉ tiêu chưa đạt hoặc đạt thấp để đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2023 nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đề nghị Chính phủ rà soát, xem xét để bổ sung vào mục tiêu tổng quát mục tiêu “cải thiện rõ rệt năng suất lao động xã hội”. Đi cùng mục tiêu này là việc nhấn mạnh các giải pháp như đặc biệt nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng lao động. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương lao động và nâng cao năng lực, tư duy của lao động để theo kịp với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật. Gắn trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương đối với việc nâng cao năng suất lao động xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay, năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước ASEAN. Bởi vậy, trong năm 2023 và các năm tiếp theo, nếu chúng ta không quyết tâm và nỗ lực để nâng cao hơn nữa năng suất lao động thì không thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia và điều này ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực phát triển KTXH, nhất là khi Việt Nam phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, già hóa lao động trong vòng 20 năm tới.

“Cho nên việc thúc đẩy tăng năng suất lao động ở thời điểm này là cách tốt nhất giúp chúng ta đạt được thịnh vượng trước khi dân số già đi; là biện pháp hiệu quả để đạt được sự tăng trưởng bền vững; và cũng là giải pháp thiết thực để đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Vì năng suất lao động thấp so với đầu tư là có sự lãng phí không nhỏ về thời gian lao động, tiềm năng lao động và những đầu tư vào hạ tầng lao động” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu ý kiến.

Nguồn Báo điện tử Lao động

 
Các tin mới hơn
Cân nhắc việc tăng tuổi nghỉ hưu với nữ sĩ quan, hạ sĩ quan (27/05/2023)
Kinh phí một cuộc giám sát chỉ có 100.000 đồng, ĐBQH kiến nghị tăng thêm (27/05/2023)
Thiếu giáo viên vì chính sách đã có nhưng khó đi vào cuộc sống (27/05/2023)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương hiến kế phát triển nền kinh tế (26/05/2023)
Thời hạn giải ngân vốn vay lại năm 2022 đến ngày 31.1 khó khả thi (09/01/2023)
Các bài liên quan
Dạy văn hoá cho học sinh trong các cơ sở đào tạo nghề còn nhiều bất cập (28/10/2022)
Nên cho phép chuyển nhượng, cho, tặng biển số xe trúng đấu giá (27/10/2022)
Bạo lực trẻ em vẫn nóng (27/10/2022)
Các vụ FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát rúng động giới đầu tư (27/10/2022)
Bất cập trong cấp quyền lựa chọn biển số xe ô tô thông qua đấu giá (26/10/2022)
 
Quay lạiXem tiếp